Bệnh Tai mũi họng ở trẻ em không nên thờ ơ
01:14
Tai mũi họng là bệnh rất hay xảy
ra ở trẻ em do sức đề kháng còn yếu, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Nhiều phụ
huynh rất chủ quan vì nghĩ bệnh có thể tự khỏi nhưng sự thật tai mũi họng có thể
là khởi đầu của một số bệnh nguy hiểm không lường trước được.
Nguy hiểm có
thể gặp phải
Bệnh ở tai-mũi-họng nguy hiểm vì nếu không điều trị dứt điểm bệnh
dễ trở nên mạn tính và là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm khác. Chẳng hạn như
viêm mũi khi không điều trị dứt điểm có thể gây viêm tai (làm giảm sức nghe và
gây ra những biến chứng nặng hơn như viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh
mạch bên, liệt mặt...), viêm thanh quản (bệnh làm biến đổi chất giọng) hay viêm
xoang, viêm phế quản, viêm phổi. Chứng viêm tai cũng có thể gây tiêu chảy, rối
loạn tiêu hoá đôi khi kèm theo suy dinh dưỡng. Trong khi đó viêm xoang lại có
thể gây nhiễm trùng ổ mắt, đây là một biến chứng nghiêm trọng, đe dọa thị lực,
thậm chí là tính mạng bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn của amidan còn có thể
tấn công vào khớp, tim, thận và có thể để lại các biến chứng khôn lường như
viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim, viêm tim...
Tai mũi họng là cửa ngõ của đường thở nên những trục trặc ở bộ phận
này có thể gây tắc thở nhanh chóng. Viêm họng cấp, viêm phế quản cấp ở trẻ em,
dị vật... là những bệnh phải điều trị sớm nhất có thể.
Cách phòng
tránh
Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ bằng nước muối: Nên vệ sinh mũi, họng
bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển ba đến bốn lần mỗi ngày.
Lưu ý, trẻ nhỏ dưới một tuổi, không nên dùng các loại nước muối dạng bình xịt
có áp lực mạnh . Hãy dùng nước muối 0,9% cho trẻ lứa tuổi này.
Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường, hạn chế tiếng ồn bên ngoài
tác động hàng ngày vào tai trẻ.
Thường xuyên đưa trẻ đi khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa để
giúp sớm phát hiện những căn bệnh có liên quan đến tai-mũi-họng.
Để phòng bệnh trong những ngày thời tiết trở lạnh, nên cho bé mặc
đồ ấm, chú ý giữ ấm phần cổ và chân. Nên xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân
và mang tất cho bé, xoa kỹ vùng huyệt dũng tuyền là chỗ lõm giữa 2 gò nổi của
ngón chân cái và những ngón còn lại..
Bên cạnh đó, đối với những trẻ bị bệnh về tai-mũi-họng cần điều được
trị dứt điểm. Cha mẹ không nên thấy trẻ đỡ là dừng thuốc. Điều này không chỉ
gây tình trạng nhờn thuốc mà còn có thể để lại những biến chứng khôn lường. Hãy
điều trị đủ liều thuốc, đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Và quan trọng
nhất là cần điều trị càng sớm càng tốt ngay khi có biểu hiện bất thường sẽ rút
ngắn thời gian điều trị, hiệu quả điều trị và tránh được những biến chứng nguy
hiểm.
0 nhận xét: